Mốc tường là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở nhiều ngôi nhà, gây ra những bất tiện và khó chịu cho những người ở trong nhà. Nấm mốc còn ảnh hưởng tới mỹ quan ngôi nhà.

Để khắc phục tình trạng này, sơn nội thất chống mốc ra đời và trở thành “cứu tinh” cho nhiều căn nhà. Nếu tường nhà bạn bị nấm mốc, đừng quên áp dụng những cách dưới đây để có thể làm sạch nhanh chóng.

Nguyên nhân hiện tượng nấm mốc tường

 

Ảnh hưởng thời tiết

Điều kiện thời tiết Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều, miền bắc còn có hiện tượng nồm làm cho tường nhà thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt. Về lâu về dài, đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi, phát triển trên tường nhà.

Chất kết dính trong xây dựng

Để làm nên những công trình xây dựng thì không thể thiếu các vật liệu như cát, xi măng và vôi. Hồ vữa xi măng thường có khả năng hấp thụ nước tốt, vôi có khả năng kết dính tốt nhưng lại làm mạch tường lâu khô. Khi gặp trời mưa, nước sẽ ngấm vào tường, lâu ngày dẫn tới tình trạng rêu mốc.

Không có biện pháp chống ẩm với trần nhà, bề mặt tường

Trên thị trường hiện này có bán rất nhiều các loại phụ gia chống nấm mốc, chống ẩm, chống thấm cho tường nhà. Việc chống thấm như vậy sẽ giúp tạo nên một lớp màng bảo vệ giúp tường nhà bạn tránh được nước ngấm vào tường gây ra nấm mốc. Vì vậy bạn cần áp dụng ngay các biện pháp chống nấm mốc trong quá trình xây tường.

Các biện pháp khắc phục tường nấm mốc

 

Các hiện tượng nấm mốc sẽ khiến cho tường nhà mất vẻ thẩm mỹ, hư hỏng và còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, cần phải có các biện pháp khắc phục tình trạng nấm mốc cho tường nhà để đảm bảo thẩm mỹ và công năng của căn nhà.

Sử dụng sơn lót trước khi sơn phủ

Với vai trò là lớp màng bảo vệ cho tường nhà, sơn lót sẽ giúp cho tường nhà trở nên chắc chắn và được chống thấm hiệu quả hơn, từ đó ngăn ngừa được các hiện tượng nấm mốc gây hại. Vì vậy, trước khi sơn màu cho toàn bộ ngôi nhà, hãy sử dụng một lớp sơn lót để bảo vệ công trình.

Giữ cho bề mặt tường thông thoáng trước khi sơn

Trước khi bắt tay vào sơn, cần phải làm cho bề mặt tường thật khô, sạch thì mới có thể đảm bảo được chất lượng của công trình. Chờ lớp sơn lót khô hẳn rồi mới sơn phủ bề mặt. Nếu không tuân thủ theo các công đoạn này thì sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho các loại nấm mốc gây hại cho tường nhà phát triển.

Ví dụ, một quy trình cơ bản bao gồm vệ sinh bề mặt thô kỹ, độ ẩm bề mặt phải dưới 16% hoặc để bề mặt tường khô từ 21- 28 ngày trong điều kiện bình thường, sơn lót bằng sơn chuyên dụng đi kèm với sơn phủ rồi mới sơn 2 lớp phủ màu hoàn thiện.

Sử dụng sơn nội thất chống mốc, có độ che phủ cao

 

Theo các chuyên gia, để nấm mốc không xuất hiện trên tường nhà thì cần đảm bảo được các khâu xây dựng trước hoàn thiện (chọn vật liệu và sơn phù hợp). Cần thực hiện tốt từ khâu này để tránh mất thời gian xử lý các hậu quả khi tường bị mốc rêu do hiệu quả sơn kém.

Các công nghệ sơn mới hiện nay đã cho phép lớp sơn chống được nấm mốc rất hiệu quả. (Ví dụ như sơn nội thất chống mốc NATOS). Trên thực tế, nhiều khách hàng ở khu vực miền bắc cho biết nếu thi công đúng quy trình và chọn đúng sơn thì công trình sẽ được bảo vệ, tránh được các vết nấm rêu, loang đen trong nhiều điều kiện thời tiết.

Các chuyên gia cũng khuyên nên dùng các sản phẩm sơn nội thất chống mốc có độ phủ cao. Lý do là vì nếu bề mặt được che phủ tốt sẽ bảo vệ được tường nhà khỏi các tác nhân như nấm mốc, loang sơn,….

Hiện tượng nấm mốc tường, trần nhà nếu bạn không chuẩn bị kỹ càng các giải pháp ngay từ quá trình thi công, xây dựng. Vì vậy, đi cùng việc sơn nhà đẹp hãy kết hợp thêm các biện pháp chống thấm, chống nấm mốc hữu hiệu như sử dụng sơn nội thất chống mốc, làm sạch bề mặt,… để bảo vệ căn nhà của bạn khỏi các tác nhân gây hại cũng như tăng tuổi thọ cho công trình.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *